Nhân viên môi giới là đội ngũ không thể thiếu trong kinh doanh bất động sản vì nhờ có họ mà các giao dịch nhà đất trở nên thuận lợi hơn. Bởi vì họ là những người giúp cho người mua chọn được căn nhà phù hợp với tài chính và nhu cầu cuộc sống; ngoài ra họ còn hỗ trợ khách hàng trong các thủ tục giấy tờ giao dịch nhà đất.
Đối với bất kỳ ngành nghề nào, kiến thức cũng đều đóng vai trò quan trọng, nhưng riêng với nghề môi giới này, yêu cầu kiến thức lại càng được đặt lên cao hơn hết. Kiến thức ở đây không chỉ là hiểu biết sâu về chuyên môn nghề môi giới mà họ phải hiểu biết rộng về kiến thức xã hội để có thể đủ hiểu biết trong cách nói chuyện với khách hàng, khách hàng nói theo hướng nào, người môi giới cũng có thể “xử lý” theo được. Bất động sản ngày nay đã sang trang mới, nếu muốn tồn tại và có chỗ đứng trong nghề thì phải luôn lấy kiến thức làm đầu. Chính vì vậy, muốn bước vào con đường môi giới bất động sản đừng mơ mộng đến chuyện lấy lời nói để che lấp kiến thức.
.png)
1. Môi giới bất động sản là gì?
Môi giới bất động sản là việc làm “trung gian” cho các bên trong mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản, theo Khoản 2 Điều 3 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 quy định.Nhân viên môi giới bds là công việc không thể thiếu trong việc kinh doanh bất động sản. Bởi họ là người kết nối giữa bên mua và bên bán, giúp các giao dịch mua bán diễn ra thành công.
2. Công việc của 1 nhân viên môi giới bất động sản?
Các công việc của một nhân viên môi giới bất động sản thông thường bao gồm:
- Tìm kiếm khách hàng phù hợp với bất động sản từ các kênh bán hàng như sale phone, mối quan hệ cá nhân, phát tờ rơi, quảng cáo facebook, google ads, seo website,…
- Cung cấp, tư vấn các thông tin về bất động sản bao gồm pháp lý, vị trí, giá bán, chủ đầu tư, phương thức thanh toán, ….
- Hỗ trợ các thủ tục liên quan đến mua bán bất động sản
- Là cầu nối giữa cung - cầu bất động sản: Môi giới địa ốc sẽ có vai trò thu thập thông tin từ người bán hay nắm bắt nhu cầu của người mua sau đó kết nối cung - cầu thích hợp với nhau. Tuy nhiên không đơn giản công việc của họ chỉ là giúp cầu tìm gặp cung mà họ chính là người giúp đỡ để 2 bên hoàn thành giao dịch tốt nhất. Tài sản bất động sản có giá trị lớn nên các vấn đề liên quan đến giao dịch, giấy tờ pháp lý cần sự cẩn trọng cao. Đã liên quan đến pháp luật nên đòi hỏi ở người mua và người bán mức độ hiểu biết nhất định.

3. Ưu điểm của nghề môi giới bất động sản
- Thu nhập từ hoa hồng cao
Đây chính là tiêu chí khiến nghề môi giới trở nên hấp dẫn hơn. Ngoài lương cơ bản, nhân viên môi giới còn nhận được hoa hồng cao. Tuy nhiên, hoa hồng chỉ nhận được khi chốt hợp đồng thành công.- Thời gian công việc linh động, không bị gò bó
Nếu bạn là người năng động, không ưa gò bó thì đây là việc làm thích hợp. Trở thành nhà môi giới bạn sẽ không phải làm bạn với 4 bức tường 8 giờ mỗi ngày. Thay vào đó, bạn có thể di chuyển nhiều địa điểm để gặp khách hàng, đối tác truyền thông… Đi càng nhiều càng học được nhiều điều và có thêm các kỹ năng. Thời gian làm việc cũng rất linh hoạt. Do đó, nhiều người lựa chọn bất động sản là nghề phụ.- Giúp mở rộng các mối quan hệ
- Khách hàng bất động sản có thể đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Do đó, bạn có thể mở rộng thêm các mối quan hệ của mình. Bên cạnh đó, nếu giữ được mối quan hệ này, bạn có thể xây dựng được nguồn khách hàng tiềm năng.
- Ngoài ra, những người tìm đến môi giới nhà đất đều có tài chính và những thành tựu nhất định trong sự nghiệp. Điều này giúp bạn có thể học hỏi được nhiều bài học cho bản thân.
4. Những khó khăn của nghề môi giới bất động sản?
Hấp dẫn là vậy, tuy nhiên nghề nghiệp này cũng tồn tại muôn vàn khó khăn
-Khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng
Có thể khẳng định, nghề môi giới bất động sản là nghề tiếp xúc với khách hàng nhiều nhất và cần có mối quan hệ để phát triển khách hàng tiềm năng. Bạn cần xác định rằng mình phải bắt đầu từ con số 0 và cố gắng bằng mọi cách để tự tìm lấy khách hàng tiềm năng cho mình. Trong trường hợp cần sử dụng tài chính để đầu tư vào quảng cáo, quảng bá dự án bất động sản thì khó khăn của nghề môi giới bất động sản càng tăng gấp bội.
- Áp lực công việc rất lớn
Đối với công việc môi giới bất động sản, bạn phải chấp nhận việc gọi điện thường xuyên từ 100 - 200 cuộc gọi mỗi ngày và hầu như bạn sẽ không có ngày nghỉ, cuối tuần. Tính đặc thù của công việc này là liên tục, tận dụng bất cứ lúc nào mà khách hàng có thời gian, do đó môi giới bất động sản phải làm cả ngày nghỉ và ngoài giờ. Bất cứ lúc nào cần thì phải có mặt ngay lập tức để tư vấn cũng như giải đáp các thắc mắc cho khách. Bên cạnh đó, môi giới bất động sản còn phải thường xuyên đưa khách hàng đi xem nhà, đi đặt cọc, đi tư vấn nhờ về dự án. Đây cũng chính là khó khăn của nghề môi giới bất động sản khiến nhiều người e ngại nhất.- Khó khăn về kĩ năng thuyết phục khách hàng.
Bạn đã phải chi ra rất nhiều tiền để chạy quảng cáo tìm kiếm được những khách hàng tiềm năng nhưng trong quá trình tư vấn bất động sản nếu bạn không có sự đầu tư kỹ lưỡng về mặt kiến thức và kỹ năng thì sẽ không nắm bắt chính xác được tâm lý của khách hàng dẫn đến việc tư vấn lung tung, dài dòng và khó chốt được giao dịch.
6. Kiến thức cần có đối với nhân viên môi giới bất động sản?

Kiến thức về nghề môi giới bất động sản
Theo số liệu thống kê, cứ 10 người vào nghề môi giới thì chỉ có 1-2 người trụ lại với nghề chỉ sau 6 tháng đến 1 năm vào nghề, tức là tỷ lệ đào thải ngành lên đến 80-90%. Việc thiếu kiến thức căn bản liên quan đến BĐS là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.
-
Kiến thức về thị trường và dự án
-
Kiến thức Sales-Marketing

Kiến thức Sales & Marketing
7. Những phẩm chất cần có đối với nhà môi giới bất động sản?

- Thái độ:
Sự thành công và hạnh phúc của bạn phụ thuộc và 70% thái độ, 26% kỹ năng, 4% kiến thức (Theo UNESCO). Khi bạn có tư duy cùng thái độ tích cực nghiêm túc trong công việc, bạn hoàn toàn có thể trở thành một nhân vật xuất sắc hơn trong công việc.
Thái độ chính là một hình thức thể hiện bản thân, vậy nên hãy chọn cách làm việc lạc quan, tích cực để hoàn thành công việc với hiệu suất cao nhất ngay cả trong những vấn đề khó khăn.
- Chuyên nghiệp: Luôn xem mình là người giải quyết vấn đề bằng việc cung cấp những giải pháp tối ưu cho khách hàng.
- Can đảm: Dám đối mặt với nỗi sợ hãi của bản thân cũng như để vượt qua chính mình.
- Tham vọng: Luôn đặt ra câu hỏi Ai là người giỏi nhất động ty? Vì sao? Mình có thể học hỏi gì từ những người này?
- Tận tâm và nhiệt tình: Luôn tìm ra giải pháp tối ưu cho khách hàng bằng chính niềm tin và sản phẩm của bản thân khi khách hàng cần.
- Tinh thần học hỏi không ngừng: Học hỏi từ sai lầm trong quá khứ - làm hết mình trong ngày hôm nay - hi vọng tương lai tươi sáng cho ngày mai.
8. Làm thế nào để có thể thành công với nghề môi giới bất động sản?
Một chuyên viên môi giới BĐS chuyên nghiệp - là người phải biết hoạt động độc lập, có chiến lược cụ thể từ khai thác sản phẩm đến tư vấn tận tâm từng sản phẩm đến khách hàng, giúp khách hàng mua được sản phẩm BĐS phù hợp và giúp chủ đầu tư, sàn giao dịch phân phối sản phẩm đến khách hàng.
Để làm được điều này bạn cần phải có chiến lược, đây được xem là “chìa khóa vàng” giúp nhà môi giới thành công:
- Đầu tiên: Chọn phân khúc thị trường bất động sản
Mỗi một phân khúc sản phẩm phù hợp sẽ gắn liền đến thương hiệu cá nhân của nhân viên môi giới BĐS và quan trọng hơn là phân khúc đó phải có cơ hội phát triển và kiếm được tiền.Lựa chọn một phân khúc sản phẩm đúng = 50% thành công.
Để lựa chọn được một phân khúc sản phẩm phù hợp: Điều quan trọng nhất là phải hiểu được khả năng chuyên môn của mình. Những thế mạnh, các mối quan hệ, hiểu biết về sản phẩm… Bởi ông bà ta có câu, “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”.
- Thứ 2: Chọn phân khúc khách hàng
Đối tượng khách hàng là mấu chốt của một chuyên viên môi giới BĐS thành công. Người hành nghề môi giới BĐS phải có một phân khúc khách hàng riêng và trung thành với phân khúc khách hàng đó thì việc kinh doanh của bạn sẽ thuận lợi hơn.
Một phân khúc sản phẩm phù hợp - Bạn phải có một phân khúc khách hàng phù hợp.
- Thứ 3: Xác định địa bàn hoạt động
Điều tối kỵ của người hành nghề môi giới BĐS là “chạy loạn” và không có địa bàn hoạt động, kinh doanh cụ thể.
Để có được sản phẩm và nguồn khách hàng ổn định thì việc gắn bó với một địa bàn hoạt động sẽ mang lại những cơ hội kinh doanh lâu dài.
- Cuối cùng: PG thương hiệu cá nhân
Hãy để lại trong mắt khách hàng những ấn tượng tốt đẹp nhất. Một giao dịch thành công chỉ mới là bước khởi đầu cho một cánh cửa cơ hội được mở ra sau đó. Hãy để cho khách hàng giới thiệu bạn với bạn bè, người thân và quảng cáo không tốn phí cho mình. Hãy quan tâm đến hậu bán hàng chứ không phải là cho khách hàng “chạy mất dép”.XEM THÊM
Cơ hội được mua nhà ở xã hội 2023 cho những người có nhu cầu về nhà ở
Mẫu căn hộ đẹp tại dự án The Minato Residence
Mẫu thiết kế căn hộ của dự án The Minato Residence có điểm đặc biệt nào thu hút du khách nước ngoài?
Hoàng Huy Commerce - Tiên phong khơi nguồn tài chính với giải pháp dòng tiền thông minh
Trong bối cảnh khó khăn, Hoàng Huy Commerce tiên phong “khơi nguồn tài chính” cho khách hàng bằng việc tung ra gói chính sách hỗ trợ cho người có nhu cầu an cư nhưng chưa tích lũy đủ tài chính.
Sentosa Sky Park sở hữu vị trí vàng thuộc khu nhà giàu mới nổi tiếng tại Hải Phòng
Sentosa Sky Park sở hữu vị trí vàng thuộc khu nhà giàu mới nổi tiếng tại Hải Phòng. Cùng chúng tôi tìm hiểu về vị trí vàng tại dự án Sentosa Sky Park Hải Phòng nhé. Chắc chắn sẽ làm bạn bất ngờ.